Rối loạn nội tiết tố gây ảnh hưởng rất lớn đến vóc dáng bên ngoài và sức khỏe tổng thể bên trong của người phụ nữ bao gồm không thể kiểm soát cân nặng, suy giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt, bên cạnh đó gây tâm lý cáu gắt thất thường, các dấu hiệu lão hóa như da nhăn, sạm nám…
Những dấu hiệu rối loạn nội tiết tố này không phải tự nhiên mà có và không thể kiểm soát được. Dưới đây là một số sai lầm có thể gây rối loạn nội tiết tố mà chị em phụ nữ nên biết để phòng tránh.

Nghiện đồ ngọt
Tiến sĩ y khoa Holly Phillips, chuyên gia sức khỏe phụ nữ ở New York (Mỹ) – cho biết: “Ăn quá nhiều đường có thể gây tăng cân khó kiểm soát được. Điều này có thể khiến cơ thể bạn kháng với insulin – một loại hormone có chức năng chuyển đường vào máu để cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào cơ thể.”
Căng thẳng về khuya
Tiến sĩ Phillips nói thêm: “Thông thường, hormone căng thẳng (hormone cortisol) có xu hướng suy giảm về đêm, giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu. Vì vậy, nếu bạn lo lắng quá nhiều về đêm sẽ có nguy cơ làm tăng lượng hormone cortisol, từ đó gây ra chứng mất ngủ.”
Thường xuyên mất ngủ
Vị chuyên gia này còn cho biết mất ngủ sẽ tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn: Thiếu ngủ làm tăng mức độ cortisol, cortisol lại làm giảm lượng đường trong máu khiến bạn căng thẳng, muốn ăn vặt và mất ngủ.

Uống cà phê vào chiều muộn
Chất caffeine trong cơ thể sẽ giúp sản sinh Cortisol. Sau đó cortisol có thể làm cho bạn cảm thấy lo lắng và dễ gây ra hiện tượng mất ngủ. Chỉ nên uống tối đa hai ly cà phê mỗi ngày và không nên uống sau 16 giờ.
Tập thể dục không đều đặn
Holly Phillips nói: “Nếu không tham gia vận động thường xuyên, cơ thể bạn sẽ không sản xuất đủ lượng endorphin – loại chất tạo hưng phấn trong não giúp tinh thần sảng khoái, sáng suốt và luôn suy nghĩ theo hướng lạc quan. Endorphin còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và đẩy mạnh lượng hormone giới tính giúp bạn nâng cao ham muốn tình dục.”

Giảm cân đột ngột
Trong lương giảm nhanh hay lượng mỡ trong cơ thể giảm đột ngột do áp dụng ăn kiêng khắc khe hoặc tập thể dục cường độ cao đều có thể làm giảm nồng độ estrogen.
Lười biếng với những bài tập tăng nhịp tim (bài tập cardio)
Nghiên cứu cho thấy những bài tập dành cho tim mạch giúp tăng nồng độ hormone ghrelin – một loại hormone ngăn chặn sự thèm ăn, từ đó giúp bạn kiểm soát được cân nặng từ bên trong.

Ăn ngọt để hạn chế Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Tiến sĩ Holly Phillips góp ý: “Nếu các triệu chứng tiền kinh nguyệt làm bạn cáu kỉnh và thất thường thì thức ăn ngọt chỉ xoa dịu cơ thể tức thời mà thôi. Thay vì tìm đến đồ ngọt, bạn nên thử các loại thức ăn giúp giảm các triệu chứng tâm lý thất thường này.”